Nghiên cứu này nằm trong loạt nghiên cứu tìm hiểu cách thức thương mại sinh học (thường được hiểu là hoạt động buôn bán các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ) có thể phù hợp như thế nào với các nguyên tắc của BioTrade do UNCTAD xây dựng. UNCTAD định nghĩa BioTrade là khi một sản phẩm hoặc dịch vụ có nguồn gốc từ đa dạng sinh học được thương mại hóa và giao dịch theo cách tôn trọng con người và thiên nhiên.
Mở đầu nghiên cứu này là thông tin cơ bản ngắn gọn về quế Việt Nam và lịch sử trồng quế, sau đó là thảo luận về cách thức giải quyết bốn nguyên tắc BioTrade đầu tiên (ba nguyên tắc BioTrade còn lại là: tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền của người tham gia và quyền sử dụng, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên) Tiếp theo là các khuyến nghị. Các vấn đề trong nghiên cứu này được phát hiện dựa trên các cuộc phỏng vấn thực địa với các nông dân sản xuất quế tại 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai; thảo luận với các nhân viên của dự án RBTII, CRED, UEBT, các cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh, các chuyên gia tại Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Thiên nhiên (CCD), và đại diện của các công ty Sơn Hà và Ned Spice – cũng như xem xét các tài liệu liên quan. Quế của Sơn Hà đã đạt được chứng nhận UEBT; Ned Spice cũng đang nỗ lực để đạt được chứng nhận này. Chúng tôi đã không thực hiện phỏng vấn với Vinasamex, một công ty khác đang nhận hỗ trợ của RBTII tuy nhiên do họ được chứng nhận thông qua UEBT nên kinh nghiệm của họ đã được ghi nhận lại và chúng tôi tham khảo tài liệu của họ về vấn đề này.